DINH DƯỠNG TRONG THAI KỲ
1. ĐẶC ĐIỂM VÀ MỨCTĂNG CÂN TRONG QUÁTRÌNH MANG THAI
1.1. Trong 3 tháng đầu
3 tháng đầu là giai đoạn hình thành phôi và biệt hóa các tổ chức, cơ quan trong cơ thể, đồng thời đây cũng là thời điểm xuất hiện các triệu chứng khiến thai phụ khó chịu như buồn nôn và nôn, chán ăn, mệt mỏi, dễ bị kích thích… Do vậy một chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất cần thiết để thai nhi phát triển hoàn chỉnh và đảm bảo sức khỏe cho quá trình mang thai. Mục tiêu tăng cân trong giai đoạn này là từ 1 – 2 kg.
Nguồn ảnh: internet
1.2. Trong 3 tháng giữa
Bước sang tháng thứ 4, các triệu chứng như ăn uống không ngon miệng, buồn nôn, nôn… sẽ dần biến mất, thời gian này, người phụ nữmang thai cần chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống để nạp đủ dưỡng chất cho cơ thể, giúp thai kỳ khỏe mạnh. Trong giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, thai nhi bắt đầu phát triển xương, các đặc điểm trên khuôn mặt, chân tay và đặc biệt não cũng phát triển ở thời kỳ cao điểm. Vì vậy, bổ sung dinh dưỡng 3 tháng giữa là vô cùng quan trọng.
Mức tăng cân phụ thuộc vào chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi và tình trạng dinh dưỡng của thai phụ trước khi có thai. Trung bình mức tăng cân trong ba tháng giữa là 5 - 6 kg.
1.3. Trong 3 tháng cuối
3 tháng cuối của thai kì là thời điểm thai nhi phát triển nhanh nhất, cần nhiều năng lượng dinh dưỡng nhất. Trong giai đoạn này, người mẹ có thể tăng tới 10kg tuy nhiên nên giữ cơ thể tăng cân khoảng 7 - 8 kg là hợp lí nhất. Chúng ta cần
cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người mẹ để không những đảm bảo sức khỏe cho thai nhi mà còn giúp thai phụ có đủ sức khỏe để chuẩn bị cho giai đoạn chuyển dạ, hậu sản và cho con bú.
1.4. Khuyến cáo của IOM (Institute of Medicine) về tăng cân trong quá
trình mang thai
Dựa vào việc đo lường chỉ số khối của cơ thể (BMI) của người phụ nữ trước khimang thai, Viện Y học Hoa Kỳ đưa ra khuyến cáo về chỉ số tăng cân trong quá trình mang thai như sau:
Bảng 1.1 : Khuyến cáo tăng cân dựa vàoBMI trước sinh
BMI (kg/m2) | Mức tăng cân (kg) | Tốc độ tăng cân trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ (kg/tuần) |
< 18.5 | 12 – 18 | 0.5 - 0.6 |
18.5 - 24.9 | 11 - 15 | 0.3 - 0.5 |
25.0 – 29.9 | 6 - 11 | 0.2 - 0.3 |
> 30.0 | 4 - 9 | 0.2 - 0.3 |
2. NHU CẦU DINH DƯỠNG TRONG TỪNG GIAI ĐOẠN CỦA THAI KỲ
Người phụ nữ khi mang thai nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong các nhóm
sau đây:
- Protein
- Glucid
- Chất béo
- Các loại vitamin
- Acid folic, sắt, calci...
Loại dinh dưỡng | Nguồn cung cấp | 3 tháng đầu | 3 tháng giữa | 3 tháng cuối |
Protein | Chất đạm có nhiều trong: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… | Bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày Lượng đạm cần thiết tương đương 50-100 gr thịt cá, 100- 180 gr đậu hũ hoặc 1-2 ly sữa mỗi ngày. | Tiếp tục duy trì cung cấp đầy đủ protein cho thai phụ, nhu cầu khoảng 60g/ngày | Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai 3 cuối là 70gram/ngày. |
Các acid béo | Các acid béo thuộc nhóm Omega-3 có trong các củ quả, cá và 1 số dầu thực vật, ví dụ dầu đậu nành | Góp phần tăng trưởng hệ thần kinh và thị giác ở thai nhi, giúp phòng nguy cơ đẻ non cũng như trẻ nhẹ cân khi sinh. Các acid béo đồng phân dạng trans có trong các sản phẩm nướng, dầu mỡ có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch ở người trưởng thành và nhẹ cân ở trẻ sơ sinh cũng như vòng đầu của trẻ, vì vậy nên tránh dùng những thực phẩm này | ||
Acid folic (Vitamin B9) | Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt | Về nguyên tắc những phụ nữ có khả năng mang thai nên tiêu thụ 400mg acid folic/ngày từ những bữa ăn thường hay thức ăn bổ sung. Những bà mẹ có tiền sử thai nghén bị ảnh hưởng bởi những dị |
sống trong bào thai Acid folic có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim… | tật ống thần kinh cần bổ sung 4mg acid folic trong 1 tháng trước khi có thai và tiếp tục trong suốt 3 tháng đầu của quá trình mang thai | ||
Sắt | Sắt có trong: thịt, gan, tim, cật, rau xanh…giúp tăng thể tích | Bổ sung ít nhất 15gr sắt mỗi ngày | Theo khuyến cáo của của Viện Y học Hoa Kỳ tất cả phụ nữ khi mang thai cần bổ sung 30mg sắt hàng ngày trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thời kì thai |
máu phòng ngừa thiếu máu. Bên cạnh đó, sắt còn giúp cho cơ thể mẹ chống lại nguy cơ nhiễm khuẩn và biến các tiền tố Betacaroten thành Vitamin A. Để cơ thể dễ dàng hấp thụ sắt, nên uống thêm vitamin C | nghén. Nếu phát hiện thiếu máu thiếu sắt cần bổ sung 60-120 mg sắt hàng ngày | ||
Vitamin D và Calci | Calci giúp hình thành hệ xương và răng cho thai nhi. Về phía mẹ, Calci giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường, tránh hiện tượng băng | Lượng Calci cần cho phụ nữ mang thai trong lứa tuổi 19-50 là 1000mg/ngày, và 1300mg/ngày cho nhóm phụ nữ có thai dưới 18 tuổi. Theo các chuyên gia, người phụ nữ mang thai cần uống 300-500ml sữa mỗi ngày. Thai phụ cần bổ sung vitamin D bằng cách phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (trong khoảng thời gian từ 5 đến 6h sáng). Khi phơi nắng nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không đeo găng tay, đi tất, phơi nắng sau cửa kính… để cơ |
huyết sau sinh. Calci có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… Vitamin D: giúp hấp thu canxi tối ưu. Vitamin D có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. | thể hấp thu vitamin D một cách tốt nhất | |
Vitamin. Khoáng và chất xơ | Tăng cường cung cấp các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, yếu tố vi lượng và chất xơ như rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc, khoai mì…để cơ thể hấp thu canxi, sắt một cách tốt hơn, dễ dàng hơn, đồng thời cần uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày, tránh việc bị táo bón và tăng cường sức đề kháng cho cả người mẹ và thai nhi. |
Nguồn ảnh: internet
3. KẾT LUẬN
Khi mang thai, người mẹ nếu không hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ làm giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, trẻ giảm sự phát triển trí tuệ và các bộ phận khác. Do vậy dinh dưỡng là một vấn đề rất quan trọng để đảm bảo một thai kỳ thành công. Vì thếngười phụ nữ khi mang thai và trong độ tuổi sinh đẻ cần có kiến thức vàkĩ năng cần thiết để có một chế độ ăn hợp lý, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mình cho và chothai nhi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Y tế (2007), “Khám thai – Quản lý thai nghén – Chăm sóc thai nghén”,
Sản Phụ khoa, tập 1 trang 137-147 .
Tiếng Anh
2. Steven G.Gabbe(2012), “Nutrional Management During Pregnancy”,
Obstetrics – Normal and Problem Pregnancies, pp.125-137.
Xin được phép chia sẽ một chuyên đề học tập hữu ích cho mọi người từ Clb Sản Phụ Khoa - Trường ĐHYD Huế, tiêu đề bài viết được chỉnh sửa lại cho phù hợp.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét