Trong lịch sử phát triển của con người, có những giai đoạn sữa mẹ bị ngó lơ và xếp xó. Trong những năm 1960 tại Úc, người ta thống kê thấy chỉ có khoảng phân nửa trẻ được cho bú mẹ sau khi được sinh ra và xuất viện về nhà, và chỉ có 1/5 trẻ được cho bú mẹ sau 3 tháng tuổi. Nhưng, càng về sau, các nghiên cứu y khoa càng chứng minh cho thấy lợi ích và giá trị không thể chối cãi được của sữa mẹ, và trả lại “cúp vàng” cho sữa mẹ về chất lượng vượt trội so với những sản phẩm “nhân tạo” khác (aka: sữa công thức). Sự thật là, giá trị của sữa mẹ dành cho trẻ vượt qua giá trị dinh dưỡng đơn thuần, và được minh chứng bằng các bằng chứng nghiên cứu hùng hồn đến mức, tổ chức y tế thế giới WHO và Hội Đồng Nhi Khoa Hoa Kỳ đều lên tiếng nhấn mạnh, vào năm 2012, rằng việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn không nên được xem là một lựa chọn cá nhân, mà nên được xem là một vấn đề sức khỏe cộng đồng! Hiện nay, các khuyến cáo của các tổ chức y khoa đều thống nhất khẳng định việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời, sau đó tiếp tục bú mẹ cùng với ăn dặm cho đến 1 tuổi, hoặc tiếp tục sau 1 tuổi, tùy nhu cầu và mong muốn chung của mẹ và bé.
Vậy, tại sao lại có khuyến cáo này, và sữa mẹ có thật sự tốt như vậy hay không, chúng ta hãy nhìn vào những bằng chứng hiện có để hiểu được lập trường của các tổ chức y khoa, nhé!
Các nghiên cứu hiện có về lợi ích của sữa mẹ, ở các nước phát triển và đang phát triển, để tựu trung lại một kết luận, là việc cho trẻ bú sữa mẹ giúp cải thiện hệ quả sức khỏe của cả mẹ và con một cách đáng kể, ngắn hạn và lâu dài trong suốt cuộc đời mẹ và bé!
Các nghiên cứu hiện có về lợi ích của sữa mẹ, ở các nước phát triển và đang phát triển, để tựu trung lại một kết luận, là việc cho trẻ bú sữa mẹ giúp cải thiện hệ quả sức khỏe của cả mẹ và con một cách đáng kể, ngắn hạn và lâu dài trong suốt cuộc đời mẹ và bé!
Lợi ích của sữa mẹ dành cho bé bao gồm:
Giảm đáng kể tần suất nhiễm trùng ở trẻ:
• Nếu bạn cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu, bạn sẽ giúp con giảm gần 3/4 nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Nếu lỡ bị viêm tiểu phế quản do RSV – một loại virus phổ biến gây bệnh cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi – thì con bạn cũng ít nặng bằng, và có ít biến chứng hơn hẳn so với những bạn cùng lứa không được bú mẹ, hoặc chỉ bú mẹ một phần. Chưa hết, nếu bạn cho con bú mẹ hoàn toàn được tới 6 tháng, con bạn sẽ giảm nguy cơ viêm phổi đến 4 lần so với những bạn bị cai sữa mẹ sau 4 tháng tuổi!
• Khi so sánh trẻ bú sữa công thức hoàn toàn so với trẻ được bú mẹ bất kể thời gian dài hay ngắn, người ta thấy, việc cho trẻ bú mẹ giúp làm giảm 23% nguy cơ viêm tai giữa. Trẻ bú mẹ hơn 3 tháng sẽ giảm 50% nguy cơ viêm tai giữa.
• Trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng giảm nguy cơ bị cảm lạnh nặng và nhiễm trùng hầu họng đến 63%.
• Khi cho trẻ bú mẹ, bạn giúp con giảm 64% nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, và tác dụng bảo vệ này kéo dài đến 2 tháng sau khi bạn ngưng cho con bú sữa mẹ.
Giảm đáng kể tần suất nhiễm trùng ở trẻ:
• Nếu bạn cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu, bạn sẽ giúp con giảm gần 3/4 nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Nếu lỡ bị viêm tiểu phế quản do RSV – một loại virus phổ biến gây bệnh cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi – thì con bạn cũng ít nặng bằng, và có ít biến chứng hơn hẳn so với những bạn cùng lứa không được bú mẹ, hoặc chỉ bú mẹ một phần. Chưa hết, nếu bạn cho con bú mẹ hoàn toàn được tới 6 tháng, con bạn sẽ giảm nguy cơ viêm phổi đến 4 lần so với những bạn bị cai sữa mẹ sau 4 tháng tuổi!
• Khi so sánh trẻ bú sữa công thức hoàn toàn so với trẻ được bú mẹ bất kể thời gian dài hay ngắn, người ta thấy, việc cho trẻ bú mẹ giúp làm giảm 23% nguy cơ viêm tai giữa. Trẻ bú mẹ hơn 3 tháng sẽ giảm 50% nguy cơ viêm tai giữa.
• Trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng giảm nguy cơ bị cảm lạnh nặng và nhiễm trùng hầu họng đến 63%.
• Khi cho trẻ bú mẹ, bạn giúp con giảm 64% nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, và tác dụng bảo vệ này kéo dài đến 2 tháng sau khi bạn ngưng cho con bú sữa mẹ.
Giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường ở trẻ trong suốt cuộc đời:
• Nghiên cứu cho thấy, trẻ được bú mẹ có ít nguy cơ bị thừa cân và béo phì ở tuổi vị thành niên và tuổi trưởng thành, và thời gian cho con bú càng dài, nguy cơ bị thừa cân béo phì càng giảm! Cứ mỗi tháng bạn cho con bú mẹ, nguy cơ được giảm đi 4%!.
• Khi bạn cho con bú mẹ được 3 tháng trở lên, bạn giúp bé giảm đến 30% nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 1, và 40% nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2!
• Nghiên cứu cho thấy, trẻ được bú mẹ có ít nguy cơ bị thừa cân và béo phì ở tuổi vị thành niên và tuổi trưởng thành, và thời gian cho con bú càng dài, nguy cơ bị thừa cân béo phì càng giảm! Cứ mỗi tháng bạn cho con bú mẹ, nguy cơ được giảm đi 4%!.
• Khi bạn cho con bú mẹ được 3 tháng trở lên, bạn giúp bé giảm đến 30% nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 1, và 40% nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2!
Giảm nguy cơ khởi phát sớm các bệnh đường ruột mãn tính:
• Trẻ bú mẹ có nguy cơ bị bệnh viêm đường ruột mãn tính khởi phát sớm ở thời thơ ấu ít hơn 31% so với nguy cơ trung bình trong dân số. Đồng thời, khi trẻ đang bú mẹ và được cho ăn dặm (sau 6 tháng tuổi) các thức ăn có chứa gluten, trẻ sẽ giảm hơn 50% nguy cơ bị bệnh Celiac – một bệnh đường ruột tự miễn kích thích bởi gluten.
• Trẻ bú mẹ có nguy cơ bị bệnh viêm đường ruột mãn tính khởi phát sớm ở thời thơ ấu ít hơn 31% so với nguy cơ trung bình trong dân số. Đồng thời, khi trẻ đang bú mẹ và được cho ăn dặm (sau 6 tháng tuổi) các thức ăn có chứa gluten, trẻ sẽ giảm hơn 50% nguy cơ bị bệnh Celiac – một bệnh đường ruột tự miễn kích thích bởi gluten.
Giảm nguy cơ “phát bệnh” dị ứng:
• Trẻ bú mẹ hoàn toàn từ 3-4 tháng trở lên ít bị các triệu chứng của bệnh suyễn, viêm da dị ứng, và chàm hơn các trẻ khác. Đối với trẻ có nguy cơ dị ứng thấp, có thể giảm đến gần 1/3 nguy cơ bệnh. Đối với trẻ có nguy cơ dị ứng cao (có tiền sử gia đình ba, mẹ có cơ địa dị ứng), có thể giảm đến 40% nguy cơ phát bệnh.
• Trẻ bú mẹ hoàn toàn từ 3-4 tháng trở lên ít bị các triệu chứng của bệnh suyễn, viêm da dị ứng, và chàm hơn các trẻ khác. Đối với trẻ có nguy cơ dị ứng thấp, có thể giảm đến gần 1/3 nguy cơ bệnh. Đối với trẻ có nguy cơ dị ứng cao (có tiền sử gia đình ba, mẹ có cơ địa dị ứng), có thể giảm đến 40% nguy cơ phát bệnh.
Giảm nguy cơ bệnh ung thư máu và ung thư tế bào lympho:
• Nghiên cứu quan sát cho thấy, trẻ bú mẹ từ 6 tháng trở lên có nguy cơ bị hai bệnh này thấp hơn hẳn so với dân số bình thường, từ 15% đến 20%. Thời gian bú mẹ càng dài, nguy cơ bệnh ung thư máu càng thấp! Trẻ bú mẹ ít hơn 6 tháng cũng thấy có giảm nguy cơ, nhưng có vẻ ít hơn, giảm được khoảng 10-12%!
• Nghiên cứu quan sát cho thấy, trẻ bú mẹ từ 6 tháng trở lên có nguy cơ bị hai bệnh này thấp hơn hẳn so với dân số bình thường, từ 15% đến 20%. Thời gian bú mẹ càng dài, nguy cơ bệnh ung thư máu càng thấp! Trẻ bú mẹ ít hơn 6 tháng cũng thấy có giảm nguy cơ, nhưng có vẻ ít hơn, giảm được khoảng 10-12%!
Giảm nguy cơ Đột tử ở trẻ nhũ nhi, và giảm tử vong ở trẻ nhũ nhi nói chung:
• Hội chứng Đột Tử ở trẻ nhũ nhi là một hội chứng khá phổ biến ở các nước phát triển. Trong hội chứng này, trẻ đột ngột tử vong, không rõ nguyên nhân, trong năm đầu đời của trẻ. Tại Việt Nam, hội chứng này không được nhận biết nhiều, và chưa thấy có y văn ghi nhận ca chính thức. Người ta thấy rằng, việc cho trẻ bú mẹ có liên quan đến giảm 36% nguy cơ bị Hội chứng đột tử ở trẻ nhũ nhi.
• Đồng thời, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của trẻ, và cai sữa mẹ cho trẻ sau 1 tuổi được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất trong việc giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ nhũ nhi nói chung. Ước tính cho thấy, nếu mỗi người mẹ trên thế giới này có thể thực hiện được biện pháp này, sẽ có thể giúp tránh được hơn 1 triệu trường hợp tử vong ở trẻ nhũ nhi mỗi năm (13% tổng số trường hợp tử vong ở trẻ em toàn cầu).
• Hội chứng Đột Tử ở trẻ nhũ nhi là một hội chứng khá phổ biến ở các nước phát triển. Trong hội chứng này, trẻ đột ngột tử vong, không rõ nguyên nhân, trong năm đầu đời của trẻ. Tại Việt Nam, hội chứng này không được nhận biết nhiều, và chưa thấy có y văn ghi nhận ca chính thức. Người ta thấy rằng, việc cho trẻ bú mẹ có liên quan đến giảm 36% nguy cơ bị Hội chứng đột tử ở trẻ nhũ nhi.
• Đồng thời, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của trẻ, và cai sữa mẹ cho trẻ sau 1 tuổi được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất trong việc giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ nhũ nhi nói chung. Ước tính cho thấy, nếu mỗi người mẹ trên thế giới này có thể thực hiện được biện pháp này, sẽ có thể giúp tránh được hơn 1 triệu trường hợp tử vong ở trẻ nhũ nhi mỗi năm (13% tổng số trường hợp tử vong ở trẻ em toàn cầu).
Giúp trẻ thông minh hơn?!
• Nghiên cứu cho thấy, trẻ được bú mẹ trên 3 tháng có thể phát triển trí tuệ tốt hơn trẻ bú sữa công thức, với chỉ số thông minh và đánh giá của thầy cô trung bình cao hơn so với các bạn bú sữa công thức!
• Nghiên cứu cho thấy, trẻ được bú mẹ trên 3 tháng có thể phát triển trí tuệ tốt hơn trẻ bú sữa công thức, với chỉ số thông minh và đánh giá của thầy cô trung bình cao hơn so với các bạn bú sữa công thức!
Giá trị của sữa mẹ trên trẻ sinh non:
• Sữa mẹ hoặc sữa người giúp giảm tỉ lệ viêm ruột hoại tử, và nhiễm trùng huyết – hai yếu tố quan trọng gây tử vong và biến chứng ở nhóm trẻ sinh non – một cách đáng kể. Và vì vậy, góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ trẻ sinh non phát triển thuận lợi hơn, cả về đường ruột lẫn về phát triển thần kinh, trí tuệ lâu dài.
• Vì lý do này, mới có khuyến cáo phát triển ngân hàng sữa người, sử dụng cho các trẻ sinh non, để giúp cải thiện tiên lượng và tăng trưởng của trẻ.
• Sữa mẹ hoặc sữa người giúp giảm tỉ lệ viêm ruột hoại tử, và nhiễm trùng huyết – hai yếu tố quan trọng gây tử vong và biến chứng ở nhóm trẻ sinh non – một cách đáng kể. Và vì vậy, góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ trẻ sinh non phát triển thuận lợi hơn, cả về đường ruột lẫn về phát triển thần kinh, trí tuệ lâu dài.
• Vì lý do này, mới có khuyến cáo phát triển ngân hàng sữa người, sử dụng cho các trẻ sinh non, để giúp cải thiện tiên lượng và tăng trưởng của trẻ.
Lợi ích của việc cho con bú mẹ đối với bà mẹ:
Việc cho con bú mẹ không chỉ có ích lợi cho con trẻ, mà còn có ích cho cả mẹ bé nữa đấy!
• Cho con bú mẹ giúp mẹ giảm nguy cơ mất mau sau sinh, và tử cung của mẹ thu về nhanh hơn. Đồng thời, mẹ cũng có thời kì vô kinh (không có kinh nguyệt) dài hơn trong khi cho trẻ bú, và vì vậy, cũng là một trong những phương pháp tránh thai khá hiệu quả.
• Đối với các bà mẹ không bị tiểu đường trong thai kì, việc cho con bú mẹ giúp giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 ở mẹ về lâu dài, và cho con bú càng dài, nguy cơ được giảm càng nhiều. Người ta tính rằng, cứ mỗi năm mẹ cho con bú mẹ, nguy cơ này của mẹ được giảm đi thêm từ 4% đến 12%.
• Nghiên cứu lâu dài còn cho thấy, tổng thời gian cho con bú trong đời của mẹ (tính theo từng đầu con rồi cộng lại), có liên quan đến giảm nguy cơ các bệnh lý tim mạch, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, và giảm cả nguy cơ ung thư ngực và ung thư buồng trứng!
Việc cho con bú mẹ không chỉ có ích lợi cho con trẻ, mà còn có ích cho cả mẹ bé nữa đấy!
• Cho con bú mẹ giúp mẹ giảm nguy cơ mất mau sau sinh, và tử cung của mẹ thu về nhanh hơn. Đồng thời, mẹ cũng có thời kì vô kinh (không có kinh nguyệt) dài hơn trong khi cho trẻ bú, và vì vậy, cũng là một trong những phương pháp tránh thai khá hiệu quả.
• Đối với các bà mẹ không bị tiểu đường trong thai kì, việc cho con bú mẹ giúp giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 ở mẹ về lâu dài, và cho con bú càng dài, nguy cơ được giảm càng nhiều. Người ta tính rằng, cứ mỗi năm mẹ cho con bú mẹ, nguy cơ này của mẹ được giảm đi thêm từ 4% đến 12%.
• Nghiên cứu lâu dài còn cho thấy, tổng thời gian cho con bú trong đời của mẹ (tính theo từng đầu con rồi cộng lại), có liên quan đến giảm nguy cơ các bệnh lý tim mạch, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, và giảm cả nguy cơ ung thư ngực và ung thư buồng trứng!
Lợi ích về kinh tế:
Cái này chắc khỏi phải bàn, vì quá rõ ràng! Bạn tiết kiệm được tiền mua sữa, mua bình, và những đồ lỉnh kỉnh liên quan đến bình và sữa! Đồng thời, vì con ít bị bệnh hơn, và nếu có bệnh thì ít bị nặng hơn, nên ba mẹ ít phải nghỉ việc chăm con bệnh hơn, cũng như giảm tải gánh nặng về chi phí y tế điều trị cho trẻ, không chỉ khi trẻ còn nhỏ, mà cả khi trẻ đã trưởng thành, thành người lớn hẳn! Ở Mỹ, người ta ước tính rằng, nếu đạt được tỉ lệ 90% bà mẹ chịu cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, nước Mỹ có thể tiết kiệm được đến 13 tỉ đô la mỗi năm! Ở Việt Nam chưa có con số dự đoán như thế này, nhưng chỉ nhìn vào khoản tiết kiệm tiền sữa công thức mỗi tháng cho con, cũng thấy được khả năng giảm tải gánh nặng kinh tế cho mỗi hộ gia đình là rất đáng kể!
Nói tóm lại là, việc cho con bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi hoặc hơn, có lợi cho sức khỏe con trẻ, cho sức khỏe của mẹ, và có lợi cho kinh tế của cả gia đình, cũng như góp phần đáng kể giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong của dân số nói chung, và hoàn toàn không có hại!
Cái này chắc khỏi phải bàn, vì quá rõ ràng! Bạn tiết kiệm được tiền mua sữa, mua bình, và những đồ lỉnh kỉnh liên quan đến bình và sữa! Đồng thời, vì con ít bị bệnh hơn, và nếu có bệnh thì ít bị nặng hơn, nên ba mẹ ít phải nghỉ việc chăm con bệnh hơn, cũng như giảm tải gánh nặng về chi phí y tế điều trị cho trẻ, không chỉ khi trẻ còn nhỏ, mà cả khi trẻ đã trưởng thành, thành người lớn hẳn! Ở Mỹ, người ta ước tính rằng, nếu đạt được tỉ lệ 90% bà mẹ chịu cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, nước Mỹ có thể tiết kiệm được đến 13 tỉ đô la mỗi năm! Ở Việt Nam chưa có con số dự đoán như thế này, nhưng chỉ nhìn vào khoản tiết kiệm tiền sữa công thức mỗi tháng cho con, cũng thấy được khả năng giảm tải gánh nặng kinh tế cho mỗi hộ gia đình là rất đáng kể!
Nói tóm lại là, việc cho con bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi hoặc hơn, có lợi cho sức khỏe con trẻ, cho sức khỏe của mẹ, và có lợi cho kinh tế của cả gia đình, cũng như góp phần đáng kể giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong của dân số nói chung, và hoàn toàn không có hại!
Vậy thì còn chần chừ gì nữa…..bạn hãy cho con bú sữa mẹ hoàn toàn đi nhé!!!
Nguồn tham khảo:
1. Policy statement; Breastfeeding and the use of human milk; American Academy of Pediatrics; Pediatrics;129(3):e827; 2012.
2. Eat for Health – Infant feeding guidelines; National health and Medical research Council; Department of health and aging; Australian Government, 2012.
3. Breast Feeding guidelines and Publications – World Health Organisation website.
1. Policy statement; Breastfeeding and the use of human milk; American Academy of Pediatrics; Pediatrics;129(3):e827; 2012.
2. Eat for Health – Infant feeding guidelines; National health and Medical research Council; Department of health and aging; Australian Government, 2012.
3. Breast Feeding guidelines and Publications – World Health Organisation website.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét